Theo đó, mục tiêu tổng quát như sau: đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất nội địa; có khoảng 2000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Bộ Công Thương: Xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may và da giầu đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; Xây dựng 05 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng; Bộ Tài chính: hướng dẫn thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các ngân hàng thương mại cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển;…
Bên cạnh đó, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và các hiệp hội ngành hàng có liên quan khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài tham gia các hiệp hội để tăng cường phối hợp hoạt động, hình thành chuỗi liên kết, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ.
Tác giả: Mai Thanh - TTKC
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn