Công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, những năm qua có những bước chuyển biến rõ nét, tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh ngày càng tăng, công nghiệp đã phát triển cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. Công nghiệp phát triển trên nhiều lĩnh vực, chiếm tỷ lệ lớn đó là công nghiệp chế biến với thế mạnh có vùng nguyên liệu dồi dào, đa dạng canh tác trên nhiều cây công nghiệp, nông nghiệp, dài và ngắn ngày. Tuy nhiên việc phát triển công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng nhận thức rõ tính cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, chính vì vậy các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến các khâu, các công đoạn nhằm giảm các chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm…trong các nhân tố để đạt được mục đích trên việc chuyển giao công nghệ tiên tiến đã được các doanh nghiệp thực hiện mang lại những hiệu quả thiết thực. Bên cạch đó các doanh nghiệp cũng đã từng bước tiếp cận và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững.
Công nghiệp nông thôn, quy mô của các doanh nghiệp chủ yếu là vừa, nhỏ và siêu nhỏ, điều kiện sản xuất, kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn như: Vốn, trình độ quản lý, tay nghề, mức độ tiếp cận công nghệ thông tin, thị trường tiêu thụ…đặc biệt là còn vận hành sản xuất trên các dây chuyền lạc hậu. Với mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, ngày càng tiếp cận những công nghệ tiên tiến với môi trường sản xuất, kinh doanh mang tính bền vững, bên cạnh đó giải quyết một lượng lao động lớn tại nông thôn. Năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/NĐ-CP, ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định số 03/QĐ-UBND, ngày 13/01/2005 về ban hành quy chế thực hiện quỹ khuyến công tỉnh và một số văn bản nhằm thực hiện tốt chương trình khuyến khích phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2012 chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, ngày 21/5/2012 về khuyến công. Nghị định đã khắc phục một số vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn như địa bàn, mức hỗ trợ và tinh giảm một số thủ tục trong việc tiếp cận chương trình khuyến công. Đắk Lắk thuộc địa bàn được ưu tiên thực hiện chương trình khuyến công, đây thực sự là những tín hiệu tích cực để các DN sản xuất công nghiệp nông thôn nhận được những hỗ trợ thiết thực từ chương trình, mạnh dạn đầu tư mở rộng và đã đạt được những kết quả nhất định trong quá trình kinh doanh, mở rộng sản xuất của mình, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong các nội dung hỗ trợ từ chương trình khuyến công đã được Trung tâm khuyến công tổ chức thực hiện hàng năm. Một trong các nội dung đó là hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ máy móc thiết bị tiến tiến, đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, phù hợp với yêu cầu đổi mới công nghệ mà hiện nay các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn còn sản xuất với những dây truyền công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ…bên cạnh đó chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đây là một lĩnh vực mới nhưng mang lại hiệu quả cao nếu các DN nhận thức và áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.
Thực hiện xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật để chuyển giao, nhân rộng: Chương trình khuyến công tính đến nay đã thực hiện hàng chục mô hình trình diễn kỹ thuật và mô hình hỗ trợ máy móc thiết bị nhằm hoàn chỉnh dây truyền mang tính đồng bộ, cùng với đó là các máy móc đã được trang bị với những tính năng vượt trội so với quy mô sản xuất trước đây của các doanh nghiệp. Các mô hình trrình diễn kỹ thuật ngoài việc tạo đà cho các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ từ chỗ từng bước thay thế dần máy móc sản xuất riêng lẻ cũ kỹ, lạc hậu, tiêu tốn nhiện liệu…sang sử dụng máy có công suất phù hợp với tính năng tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường như mô hình hỗ trợ đơn lẻ máy tiện đa năng cho các cơ sở gia công cơ khí; mô hình máy khoan, cắt gia công kim loại hầu hết tại các huyện; hoàn thiện mô hình băng tải nông sản cơ sở…huyện EaKar, mô hình kỹ thuật máy nghiền Fenpas cỡ hạt từ 0,15mm đến 0,65mm…
Chương trình còn thực hiện hỗ trợ xây dựng các mô hình với dây chuyền sản xuất đồng bộ, tiên tiến như: Mô hình chiết rót nước uống đóng chai tự động huyện Lắk, Ea Súp…; dây chuyền sản xuất đồ mộc mỹ nghệ thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột…; dây chuyền sản xuất tôn, xà gồ; dây chuyền kỹ thuật chế biến nông sản – công ty TNHH Công Thương Miền Đông, huyện Ea Kar, công suất 250 tấn SP/năm; …
Nhà máy chế biến nông sản – công ty TNHH công thương miền Đông.
Ngoài việc hỗ trợ các mô hình sản xuất với công nghiệp mới, tiên tiến, bên cạnh đó chương trình khuyến công thực hiện hỗ trợ các mô hình sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Mô hình sản xuất gạch taplo (gạch không nung) bê tông, công ty An Vinh, thị xã Buôn Hồ; mô hình sản xuất gạch đát sét không nung cho công ty Cổ phần tầm nhìn mới công nghệ xanh, huyện Ea Hleo với công suất 9 triệu viên/năm huyện EaHleo…
Thực hiện nâng cao chất lượng trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến cà phê, thời gian qua chương trình khuyến công đã hỗ trợ mô hình chế biến cà phê ướt quy mô cụm hộ với công suất 1tấn quả tươi/h cho HTX Tân Định xã Dliêya, huyện Krông Năng. Dây chuyền sản xuất đã tạo điệu kiện cho DN sản xuất, chế biến cà phê theo công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm. Bên cạnh đó để giảm bớt sự phụ thuộc vào thời tiết thất thường như hiện nay, chương trình đã hỗ trợ chuyển giao cho các cơ sở công nghiệp sử dụng máy sấy cà phê và nông sản theo công nghệ lò sấy tháp; mô hình máy sấy lồng trống quay đảo trộn tự động …. các mô hình đã từng bước thay thế công nghệ lò sấy nằm không hiệu quả, nhả khói gây ô nhiễm môi trường.
Dây truyền sản xuất tôn, xà gồ thép cơ sở Ngọc Ánh huyện Lắk, công suất 275.000 m.SP/năm.
Việc chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn theo chương trình khuyến công thời gian qua đã tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạch tranh trên thị trường. Bên cạnh đó về lâu dài các cơ sở sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng tuỳ theo điều kiện thực tế của doanh nghiệp từng bước áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với xu thế hiện nay./.