Trao đổi một số vấn đề về quản lý kinh doanh rượu

Thứ hai - 25/01/2021 22:30
Trao đổi một số vấn đề về quản lý kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
         1. Theo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia thì rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. Việc đầu tư sản xuất, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện[1], khi đáp ứng đủ điều kiện theo qui định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì tổ chức, cá nhân mới được tiến hành sản xuất kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép. Khi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ và kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất. Theo quy định hiện này[2], việc cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trên 3 triệu lít/năm và giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp, dưới 3 triệu lít/năm và giấy phép bán buôn rượu do Sở Công Thương cấp và Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế hạ tầng cấp huyện cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh và giấy phép bán lẻ rượu.
20200604 142434
Rượu thành phẩm đang chuẩn bị xuất xưởng lưu thông ra thị trường

          2. Sản phẩm rượu khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hoá, thông tin cảnh báo đối với người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện tự công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Thủ tục tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan. Đến hết tháng 12/2020, Sở Công Thương đã tiếp nhận 47 hồ sơ tự công bố sản phẩm rượu của 26 tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên theo khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.  Thực tế trong năm 2020 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cũng đã tiếp nhận 4 hồ sơ tự công bố sản phẩm rượu của 2 tổ chức và cá nhân.
          3. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm là một bước tiến trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở lĩnh vực an toàn thực phẩm, trao quyền cho tổ chức, cá nhân được lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hồ sơ tự công bố sản phẩm ... như nêu trên. Tuy nhiên việc được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hồ sơ tự công bố sản phẩm rượu đối với các tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm ngoài Sở Công Thương cấp chưa đủ điều kiện để sản xuất rượu theo quy định mà còn phải được cấp giấy phép sản xuất rượu. Hiện nay một số sản phẩm rượu lưu thông trên thị trường tự công bố sản phẩm dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung. Đây là một dạng gian lận thương mại, gian lận về thuế, nếu không muốn nói là “lách luật”, vì theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014 thì sản phẩm rượu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không phải là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và từ ngày 01/01/2018 trở đi rượu từ 20 độ trở lên chịu thuế suất đến 65%, còn rượu từ 20 độ trở xuống chịu thuế suất 35%.
z2298199926269 291eaf47e463ea513e0385f449098fe2
Dây chuyền sản xuất rượu tại một cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

          4. Việc chuyển đổi mạnh mẽ từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được đánh giá như cuộc “cách mạng” trong quản lý an toàn thực phẩm và là động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó có lĩnh vực sản xuất kinh doanh rượu. Bên cạnh những mặt tích cực, thực tế cũng đã phát sinh những bất cập trong việc quản lý như đã nêu trên. Việc hậu kiểm là việc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ  trong công tác an toàn thực phẩm nói chung và kinh doanh rượu nói riêng được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về kinh doanh rượu cũng như chế tài xử phạt các hành vi vi phạm hành chính như Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 105/2017/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Nghị định 24/2020/NĐ-CP, Nghị định 98/2020/NĐ-CP, Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ... Còn đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh rượu, thiết nghĩ cũng cần phải thực hiện “tự kiểm” để sản phẩm rượu khi đưa ra thị trường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng thì mới có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng./.
 

[1] Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020
[2] Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ
                                                                                                                                                  

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lâm - Thanh tra Sở Công Thương Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,728.49 15,887.36 16,397.67
CAD 17,838.70 18,018.89 18,597.66
CNY 3,362.31 3,396.27 3,505.89
EUR 26,020.03 26,282.86 27,447.78
GBP 30,490.41 30,798.39 31,787.64
HKD 3,088.58 3,119.77 3,219.98
JPY 158.93 160.54 168.22
SGD 17,918.05 18,099.04 18,680.38
USD 24,600.00 24,630.00 24,970.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây