Không ngừng đổi mới công tác xúc tiến thương mại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình mới

Thứ ba - 12/04/2022 04:14
           Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và tự do hoá Thương mại toàn cầu hiện nay, khi mà hàng hoá và dịch vụ được chào bán trên thị trường rất dồi dào, phong phú và người mua là “Thượng đế” thì hàng hoá và dịch vụ dù tốt và rẻ đến mấy, nhưng nếu không được người tiêu dùng biết đến thì cũng khó có thể tiêu thụ được.
Liên kết vùng để phát triển thương mại
Liên kết vùng để phát triển thương mại
             Cũng chính vì vậy mà xúc tiến thương mại (XTTM) là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động xúc tiến thương mại địa phương thời gian qua đã đạt được các kết quả tích cực và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với việc phát triển thương mại của tỉnh nhà; thực hiện tốt việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu, bao gồm cả các thị trường truyền thống, các thị trường có tiềm năng và các thị trường đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động XTTM cũng còn có nhiều bất cập, thiếu chiến lược và kế hoạch XTTM cụ thể, thiếu nguồn lực, thiếu kinh nghiệm XTTM, sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hổ trợ thương mại còn yếu…, làm hạn chế phát triển thị trường nội địa và ngoại thương, phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động  hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức hỗ trợ thương mại này đều thiếu cả về nguồn nhân lực và kinh phí cho hoạt động XTTM. Các hoạt động Xúc tiến thương mại thường tập trung vào việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường để bán những hàng hóa mà ta có, chưa gắn liền với hoạt động phát triển sản phẩm để có thể bán những sản phẩm hàng hóa mà thị trường có yêu cầu, chưa tạo ra những sản phẩm độc đáo của riêng mình.
Hoi thao 1
Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho Doanh nghiệp
              Tổ chức XTTM thuộc Sở Công Thương đã cùng với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế không ngừng đổi mới cách thức triển khai, đa dạng hóa hình thức tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên cả nước, xúc tiến thương mại Đắk Lắk là một trong những địa phương đi đầu tổ chức tập huấn nâng cao nguồn nhân lực, trang bị kiến thức cơ bản để sẳn sàng tham gia các sàn thương mại điện tử, các hội nghị giao thương xúc tiến thương mại trực tuyến trong bối cảnh COVID-19. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các nền tảng số vào xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu theo hướng kết hợp trực tiếp và trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tác, thị trường xuất khẩu có hiệu quả .
             Để cho hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian tới ngày một hiệu quả hơn thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý hoạt động xúc tiến thương mại là công việc phải được ưu tiên hàng đầu trong tiến trình đổi mới. Hoạt động thương mại chỉ có thể phát triển trong môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng. Do nguồn lực của Nhà nước có hạn và Nhà nước không thể làm thay hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, nên việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các cho các doanh nghiệp hoạt động xúc tiến thương mại là hết sức quan trọng để góp phần phát triển bền vững trong quá trình sản xuất kinh doanh.
HCTL Chuyen nganh CFE
Tổ chức các sự kiện để tuyên tuyền quảng bá, xúc tiến thương mại
              Đại dịch COVID-19 đã kéo theo những đứt gãy, gián đoạn của các chuỗi cung ứng và thương mại ở phạm vi toàn cầu; qua đó hoạt động kinh doanh theo truyền thống phải thay đổi cơ bản và hoạt động XTTM cũng phải đổi mới phù hợp theo Quyết định số 1968/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”. Sở Công Thương đang chủ trì thực hiện kế hoạch hành động của nội dung này tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động XTTM của nhà nước, doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh; hình thành phát triển hệ sinh thái XTTM số, chuyển đổi số trong hoạt động XTTM, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước; đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba… để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu qua thương mại điện tử.
           Cung cấp thông tin kịp thời về thị trường giá cả, nhu cầu, các quy định, các tiêu chuẩn kỹ thuật, rào cản kỹ thuật, các quy định về mẫu mã, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm... để doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nắm bắt, chủ động trong sản xuất kinh doanh và cạnh tranh. Hỗ trợ thông tin về diễn biến thị trường, khả năng cân đối cung - cầu các mặt hàng trên thế giới, định hướng thị trường, định hướng sản xuất; giúp tiêu thụ hàng hóa tốt hơn. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp làm ra sản phẩm đến đâu tiêu thụ hết đến đó, chấm dứt tình trạng sản xuất mà không có thông tin về thị trường. 
           Đối với mặt hàng nông sản, để tránh tình trạng nông sản “được mùa mất giá” thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, có  khuyến cáo, cảnh báo kịp thời cho từng vùng, từng địa phương khi diện tích canh tác có xu hướng vượt ngưỡng, từ đó định hướng nông dân sản xuất theo quy hoạch, tránh rủi ro và đảm bảo bền vững. Hoạt động XTTM phải thực hiện liên kết vùng, phát huy thế mạnh của khu vực, các địa phương trong khu vực liên kết ngang với nhau, đồng thời phải thực hiện liên kết dọc giữa vùng với các cơ quan trung ương, có như thế mới phát huy hiệu quả của công tác XTTM. Xúc tiến thương mại còn là cầu nối gắn kết mối liên kết giữa bốn nhà , nhà nước - nhà khoa học -  nhà nông và doanh nghiệp trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và doanh nghiệp định hướng sản xuất là yêu cầu cấp bách. Thực hiện tốt liên kết giữa 4 nhà không chỉ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành tư duy làm ăn mới mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững 
           Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại chính là gắn kết doanh nghiệp với người tiêu dùng trong và ngoài nước, hỗ trợ tài chính cho công tác xúc tiến thương mại từ nguồn ngân sách tỉnh tạo chủ động cho các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu; góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành Công Thương. Chú trọng các chương trình xúc tiến thương mại trung và dài hạn hướng vào một mặt hàng, một thị trường cho tới khi đạt kết quả cụ thể; tập trung đào tạo, phổ biến về quy tắc xuất xứ và cách đáp ứng quy tắc xuất xứ để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mở ra từ các FTA, nâng cao hơn nữa tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong các FTA; hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với thương hiệu các hàng hóa nông sản chủ lực của địa phương; ưu tiên các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của Đắk Lắk. Trong điều kiện mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì những chương trình xúc tiến thương mại của địa phương đã tác động tích cực vào việc quảng bá sản phẩm hàng hóa, ổn định và phát triển thị trường nội địa. Xúc tiến xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ  là hoạt động không thể thiếu của các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp 
           Hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, chú trọng xây dựng thương hiệu trực tuyến trong kỷ nguyên số là một nội dung không thể tách rời thương hiêụ tổng thể của doanh nghiệp với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; phát triển thương hiệu ở các cấp độ từ quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp và từng sản phẩm hàng hóa; tăng cường đưa hàng hóa vào các hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thương hiệu; giữ vững thương hiệu sau khi đã xây dựng góp phần gia tăng giá trị của hàng hóa. Muốn vậy, điều quan trọng nhất là phải bảo đảm chất lượng của hàng hóa đúng theo yêu cầu của người tiêu dùng và của thị trường để có thể xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường có nhu cầu mà không phải qua trung gian hoặc mượn thương hiệu nước ngoài. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu  đăng ký nhãn hiệu hàng hoá  là vấn đề hết sức cấp bách, cần thiết khi hàng hóa của chúng ta có mặt trên thị trường trong và ngoài nước.
           Tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài, đón đoàn vào, xúc tiến thương mại tại chổ nhằm tìm kiếm các thị trường tiêu thụ hàng hóa ổn định và có giá trị cao luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp liên tục phát triển. Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng cũng cần phải song hành thị trường nội địa; thị trường nội địa là thị trường tiềm năng, điều này đã được chứng minh trong nhiều năm qua với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng luôn chiếm trên 40%. Không phát triển thị trường nội địa thì đến lúc gặp khó khăn trong xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ không có chỗ đứng trên sân nhà. Các doanh nghiệp nên có chiến lược phát triển. Nếu doanh nghiệp chỉ “đứng bằng một chân” thì phát triển sẽ không bền vững”,
Hoi Thao 2
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tham gia các sàn thương mại điện tử
           Phát huy vai trò chủ đạo hướng dẫn của các tổ chức xúc tiến thương mại nhà nước trong mạng lưới xúc tiến thương mại trên mọi lĩnh vực thể hiện ở nhiều cấp, nhiều tổ chức khác nhau. Thực hiện đồng bộ đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ hàng hóa với sự hợp tác, nỗ lực từ nhiều phía là cơ sở quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa tỉnh Đắk Lắk góp phần phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà. 
                                                                         

Nguồn tin: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây