Khuyến công Đắk Lắk 12 năm hình thành và phát triển (Từ năm 2005 đến 2017).
Mai Thanh - TTKC & TVPTCN
2017-09-12T23:09:12-04:00
2017-09-12T23:09:12-04:00
https://socongthuong.daklak.gov.vn/vi/news/hoat-dong-khuyen-cong/khuyen-cong-dak-lak-12-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-tu-nam-2005-2017-242.html
https://socongthuong.daklak.gov.vn/uploads/news/2017/dsc08009.jpg
Sở Công Thương Đắk Lắk
https://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 11/09/2017 23:09
Chương trình Khuyến công được ra đời từ năm 2004 tại Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, nay được thay thế bằng Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công;
Để cụ thể hóa chủ trương này các cấp bộ, ngành trung ương đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 13/01/2005 của về việc thành lập Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, với nhiệm vụ thực hiện chương trình khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 08/4/2009 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk; Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 12/2/2015 về việc ban hành Quy định về tổ chức và quản lý kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ban hành kèm theo Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND.
Từ năm 2005, hoạt động của chương trình khuyến công tỉnh Đắk Lắk đã khuyến khích, tạo đà cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững. Chính từ các mô hình khuyến công đã tăng thêm lực đỡ cho công nghiệp nông thôn phát triển nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm và tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng CNH, HĐH. Nhận thấy tầm quan trọng của Chương trình khuyến công, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết số 154/2015/NQ-HĐND, ngày 10/7/2015 về chương trình khuyến công của tỉnh giai đoạn 2016-2020 nhằm tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với chương trình khuyến công, đồng thời tăng cường sự khuyến khích, hiệu quả đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Theo đó, kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến là: 136.750 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí khuyến công quốc gia: 33.000 triệu đồng, chiếm 24,1%;
- Kinh phí khuyến công địa phương: 17.575 triệu đồng, chiếm 12,8%;
- Kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng: 86.175 triệu đồng, chiếm 63,1%.
Để triển khai nghị quyết về chương trình khuyến công của tỉnh giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch số 7985/KH-UBND, ngày 29/10/2015, Kế hoạch thực hiện chương trình khuyến công giai đoạn 2016-2020.
Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2016, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã triển khai hỗ trợ được 226 đề án, tổng kinh phí 49.283 triệu đồng (kinh phí khuyến công hỗ trợ là 13.917 triệu đồng; kinh phí khác 35.366 triệu đồng).
Trong đó: Khuyến công Quốc gia là 20 đề án với tổng kinh phí là 29.541 triệu đồng; kinh phí khuyến công hỗ trợ là 3.861 triệu đồng; kinh phí khác 25.680 triệu đồng.
Khuyến công địa phương là 206 đề án với tổng kinh phí 19.742 triệu đồng; kinh phí khuyến công hỗ trợ là 11.114 triệu đồng; kinh phí khác 8.628 triệu đồng.
Danh mục đề án khuyến công đã thực hiện phân theo nội dung chi hoạt động khuyến công từ 2005 đến 2016 gồm 7 nội dung sau:
1 . Chương trình đào tào nghề, truyền nghề và phát triển nghề đã thực hiện được 36 đề án với tổng kinh phí là 1.983 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.735 triệu đồng, kinh phí khác 248 triệu đồng.
Một số hình ảnh nghiệm thu đề án làng nghề bánh tráng tại xã EA Bar, huyện Buôn Đôn:
2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý đã thực hiện được 37 đề án với tổng kinh phí là 2.174 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 2.160 triệu đồng, kinh phí khác 14 triệu đồng.
Một số hình ảnh lớp tập huấn:
3. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thực hiện được 75 đề án với tổng kinh phí là 37.986 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 5.767 triệu đồng, kinh phí khác 32.219 triệu đồng.
Một số hình ảnh nghiệm thu đề án Hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
4. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã thực hiện được 14 đề án với tổng kinh phí là 1.855 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.855 triệu đồng.
Tham gia Hội chợ tại Huế
5. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn cung cấp thông tin đã thực hiện được 31 đề án với tổng kinh phí là 1.205 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.205 triệu đồng.
6. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm-điểm công nghiệp đã thực hiện được 08 đề án với tổng kinh phí là 3.306 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.343 triệu đồng, kinh phí khác 1.963 triệu đồng.
7. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình Khuyến công đã thực hiện được 24 đề án với tổng kinh phí là 774 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 774 triệu đồng.
Bước sang năm 2017, hoạt động khuyến công tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh với 16 đề án đợt 1 tổng kinh phí là 3.780 triệu đồng, gồm 15 đề án khuyến công địa phương và 01 đề án khuyến công quốc gia (Trong đó kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.385 triệu đồng; kinh phí khác 2.395 triệu đồng). Năm 2017 cũng là năm đầu tiên triển khai kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo kế hoạch số 3702/QĐ-UBND, ngày 14/12/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Bên cạnh những kết quả đã được, thời gian tới để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ tham mưu cho Sở Công Thương tập trung hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm để hoạt động khuyến công ngày càng đi vào chiều sâu, đến đúng đối tượng và đem lại hiệu quả thiết thực hơn nữa./.
Tác giả: Mai Thanh - TTKC & TVPTCN