Sở Công Thương Đắk Lắk

https://socongthuong.daklak.gov.vn


Kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

Ngày 09/5/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định triển khai Đề án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Đề án được ban hành với mục đích đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Đề án được chủ động, đồng bộ có tính khả thi và hiệu quả trong thực tế góp phần khai thác, phát triển các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp đặc trưng phục vụ du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương;
Du khách tham quan vườn ca cao
    Nâng cao thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương trên địa bàn tỉnh; Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp góp phần nâng cao các tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk., Yêu cầu thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Gắn chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn; Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch của tỉnh, đáp ứng nhu cầu du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng và trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp của khách du lịch. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Mục tiêu của Đề án là khai thác, phát triển các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp đặc trưng phục vụ du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương; phát triển du lịch nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn; Xây dựng các chương trình du lịch mới gắn với lĩnh vực nông nghiệp tạo thành các tour, tuyến, điểm du lịch để khách du lịch được khám phá, trải nghiệm tại địa phương.
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 – 2025 là lựa chọn hỗ trợ 15 cơ sở hiện có, đang hoạt động trong loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để các cơ sở duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch. Điều kiện cơ sở được lựa chọn là những cơ sở có thể gắn với phát triển du lịch, nằm trên các cung, tuyến đường (không quá xa) đến các khu, điểm du lịch hiện có; những cơ sở có sản phẩm được công nhận, đạt tiêu chuẩn theo chương trình OCOP; Phát triển thêm mới 30 - 35 cơ sở tham gia vào du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột phát triển thêm 4 cơ sở, thị xã Buôn Hồ phát triển thêm 3 cơ sở, các huyện còn lại mỗi huyện phát triển thêm 2 cơ sở; Phát triển tour du lịch sinh thái nông nghiệp gắn kết với 6 di tích lịch sử để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương; Phát triển 7 mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp với tour du lịch tại Thác Dray Nur, Dray Sáp Thượng, Thuỷ Tiên, Bìm Bịp, Dray K’nao, Drai Yông, Drai Dlông; Phát triển 9 mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch tại hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Súp thượng, hồ Đắk Minh, hồ Ea Nhái, hồ Buôn Triết, mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch tại hồ thủy lợi hồ Ea Tam, phường Tự An, hồ buôn Chu Kap, xã Hòa Thắng và hồ Đạt Lý, xã Hòa Thuận; Phát triển 5 mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch tại Vườn quốc gia Yok Don, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trường hồ Lắk, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Rừng đặc dụng Nam Ka; Hình thành 15 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch; hình thành từ 5- 7 HTX sản xuất nông nghiệp có hoạt động du lịch; Tập trung xây dựng 10 mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu; Tổng lượt khách du lịch nông nghiệp dự kiến đến năm 2025 trên địa bàn là 404.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 398.000 lượt khách, khách quốc tế là 6.000 lượt khách), tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân hàng năm là 41,69%/năm; Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch nông nghiệp/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 32,45% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 12%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 33,31%); Tổng doanh thu lĩnh vực du lịch nông nghiệp đạt 412 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 34,77% doanh thu từ du lịch của tỉnh; Tạo việc làm cho khoảng 1.200 lao động năm 2025.
Trong giai đoạn 2026 – 2035:  Hình thành 30 mô hình vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu tại các xã gắn với du lịch; Xây dựng 20 mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành, kết nối mở rộng bán các nhóm sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng và xuất khẩu; Phát triển tour du lịch sinh thái nông nghiệp gắn kết với 4 di tích lịch sử để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương; Tổng lượt khách du lịch nông nghiệp dự kiến đến năm 2030 trên địa bàn là 698.000 lượt khách (trong đó khách nội địa là 675.000 lượt khách, khách quốc tế là 23.000 lượt khách), tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân hàng năm là 11,56%/năm; Tỷ lệ lượt khách tham quan du lịch nông nghiệp/tổng lượt khách du lịch tỉnh đạt 35,79% (trong đó: Tỷ lệ khách quốc tế tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách quốc tế tham quan du lịch tại tỉnh đạt 16%; Tỷ lệ khách nội địa tham quan du lịch nông nghiệp/tổng khách nội địa tham quan du lịch tại tỉnh đạt 37,29%); Tổng doanh thu lĩnh vực du lịch nông nghiệp đạt 750 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40,54% doanh thu từ du lịch của tỉnh; Tạo việc làm cho khoảng 1.560 lao động năm 2030.
Theo yêu cầu, nội dung và mục tiêu đề án, để thực hiện có hiệu quả, các sở ngành và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động thực hiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Đối với Sở Công Thương: Chủ trì, triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại gắn với nông thôn mới, hoàn thiện hạ tầng các làng nghề trên địa bàn tỉnh;  Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương để phát triển sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề,… gắn với phát triển du lịch;  Thường xuyên kiểm tra, xử lý việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chất lượng hàng hóa và các nội dung khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Nguồn tin: Trần Quang Phúc - Trung tâm XTTM

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây