Sở Công Thương Đắk Lắk

https://socongthuong.daklak.gov.vn


Đắk Lắk: Tổng kết niên vụ cà phê 2016-2017

Ngày 27/10, UBND tỉnh Đak Lak tổ chức hội nghị tổng kết niên vụ cà phê năm 2016-2017 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk và có hơn 100 đại diện của các Sở, ngành, Hiệp Hội và Doanh nghiệp tham dự.
Cây cà phê có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, hiện nay diện tích cà phê chiếm 70% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, niên vụ 2016-2017, diện tích cà phê của tỉnh Đắk lắk là 203.737 ha tăng 380ha so với niên vụ 2015-2016, trong đó diện tích cho sản phẩm 191.483 ha, năng suất ổn định khoảng 2,336 tấn/ha, sản lượng đạt 447.810 tấn cà phê.
 Trên địa bàn tỉnh hiện có 260 cơ sở chế biến cà phê, trong đó: có 95 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân; 163 cơ sở chế biến cà phê bột; 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản lượng cà phê nhân chế biến của tỉnh khoảng 450.000 tấn.
20171027 081344
Theo báo cáo, tính đến hết 30/6/2017 trên địa bàn tỉnh có 11 đơn vị được chứng nhận nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn UTZ và 17 đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, với tổng số 11.014 nông hộ (tổng diện tích chứng nhận: 15.651,47; sản lượng: 59.910,11 tấn) theo đánh giá của tổ chức UTZ thì ngoài những lợi ích khi tham gia sản xuất cà phê theo chứng nhận UTZ như lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường thì Nông dân sẽ được tham gia tập huấn kỹ thuật canh tác, quản lý vườn cây theo quy trình, vệ sinh an toàn lao động. Trên địa bàn tỉnh còn có 14 đơn vị đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn 4C, với tổng số 15.484 nông hộ (Tổng diện tích được chứng nhận: 25.210 ha; sản lượng: 94.779 tấn). Ngoài ra co có 3 đơn vị đạt chứng nhận RFA với diện tích 2.146 ha. Có 5 HTX sản xuất cà phê đạt chứng nhận FLO với tổng diện tích  649,7 ha, sản lượng đăng ký 2.272 tấn(sản lượng thương mại đạt 894,2 tấn), cà phê đạt chứng nhận FLO có giá bán cao hơn giá thị trường từ 9.000 đồng/kg đến 12.000 đồng/kg.
Theo Hiệp Hội Cà phê Buôn Ma Thuột thì Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở Hữu Trí tuệ cấp đăng bạ với tổng diện tích 107.505 ha, trên cà huyện Ea H’Leo, Krông Búk, Thị xã Buôn Hồ, Krông Pắk, Krông Ana, Cư Kuin, Cư M’gar, Krông Năng và Thành phố Buôn Ma Thuột. Đã có 12 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với cà phê nhân Robusta với tổng diện tích 15.612,7 ha, sản lượng đăng ký: 48.691 tấn/năm. Trong niên vụ 2016-2017 các hội viên đã cung ứng tiêu thụ nội địa khoảng 1.000 tấn cà phê. Theo báo cáo đến hết tháng 9/2017 đã có 15 đơn vị được cấp quyền sử dụng logo chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trên 16 sản phẩm cà phê rang xay.
Theo dự báo thì nhu cầu tiêu cà phê toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục mới là 158 triệu bao trong niên 2017-2018. Ước tính Sản lượng cà phê Việt Nam sẽ tăng khoảng 7,1% so với niên vụ 2016-2017 lên mức 28,6 triệu bao. Diện tích cây cà phê Đắk Lắk dự kiến sẽ đạt 202.476 ha, đạt 2,387 tấn/ha.
 

Tác giả: PHT - TTKC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây