Sở Công Thương Đắk Lắk

https://socongthuong.daklak.gov.vn


Công Đoàn ngành Công Thương: Chương trình 01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19

Nhằm Tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cấp công đoàn tập trung thể hiện tinh thần thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay là đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc và toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Công Đoàn ngành Công Thương: Chương trình 01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19
Đồng thời, xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và chăm lo đời sống, ổn định việc làm cho đoàn viên, người lao động, góp phần phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình. Gắn phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Theo Kế hoạch đối tượng tham gia Đoàn viên là công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Công đoàn ngành Công Thương đề ra mục tiêu phấn đấu trong 2 năm có 180 sáng kiến trở lên trên các lĩnh vực. Thời gian thực hiện chương trình từ năm 2022 - 2023. Giai đoạn 1:  Từ nay đến hết tháng 5/2022 với mục tiêu phấn đấu có 90 sáng kiến (Sáng kiến được tính từ 01/9/2021 đến 31/5/2022). Giai đoạn 2: từ tháng 6/2022 đến 9/2023 với mục tiêu có 90 sáng kiến. Nội dung của sáng kiến gồm:

Giải pháp kỹ thuật: Là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm: Sản phẩm, dưới các dạng: Vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: Vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi...Quy trình (ví dụ: Quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật...).

Giải pháp quản lý: Là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có: Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: Bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, phần mềm, công nghệ, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu...); Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.
Giải pháp tác nghiệp: Bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó: Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu); Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;

Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Là phương pháp, cách thức, biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật mới vào thực tiễn hoặc cải tiến, khắc phục những nhược điểm của giải pháp đang thực hiện.

Giải pháp trong hoạt động công đoàn: Là các cách thức tổ chức, điều hành, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hơn; các tác nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao hơn của công đoàn các cấp; nghiên cứu, đề xuất phương pháp, mô hình, cách làm mới; cải tiến phương thức, quy trình, cách làm cũ để thuận lợi hơn trong tổ chức hoạt động công đoàn; tham mưu, đề xuất nội dung mới hoạt động công đoàn, các cơ chế, chính sách, chế độ có lợi hơn cho đoàn viên, người lao động...

Giải pháp trong phòng, chống dịch Covid-19: Tham mưu cơ chế, chính sách mới trong công tác bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động; đề xuất mô hình mới, cách làm hay trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất và công tác; các giải pháp hiệu quả thiết thực để chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...

Đề tài nghiên cứu khoa học: Bao gồm cấp tỉnh, cấp bộ, ngành trên tất cả các lĩnh vực. Theo đó, Điều kiện công nhận sáng kiến tham gia Chương trình gồm: Sáng kiến có tính mới trong phạm vi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó và được Hội đồng sáng kiến hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó công nhận; Sáng kiến đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực (quy đổi được lợi ích thành tiền hoặc không quy đổi được lợi ích thành tiền nhưng xác định được lợi ích xã hội, lợi ích cộng đông, lợi ích của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) gồm: Khả năng mang lại hiệu quả kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật…Khả năng mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, học tập, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, phòng, chống dịch bệnh, nâng cao nhận thức...; Đề tài được nghiệm thu và ứng dụng trong thực tế từ tháng 9/2021, đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi ứng dụng đề tài khoa học đó xác nhận hiệu quả ứng dụng thực tế. Công nhận tác giả sáng kiến: Trong trường hợp sáng kiến, đề tài có nhiều tác giả, thành viên thì công nhận cho chủ nhiệm đề tài hoặc tác giả, thành viên đề tài có tỷ lệ đóng góp cao nhất.

Sau mỗi giai đoạn thi đua, Công đoàn ngành sẽ cập nhật các tập thể triển khai có hiệu quả chương trình (sáng kiến tham gia đạt, vượt chỉ tiêu được giao, có nhiều sáng kiến được đánh giá chất lượng cao), các cá nhân tham gia chương trình có sáng kiến được đánh giá cao hiệu quả áp dụng để biểu dương, khen thưởng và đề nghị Công đoàn cấp trên khen thưởng.

Tác giả: Mai Thanh - TTKC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây