Sở Công Thương Đắk Lắk

https://socongthuong.daklak.gov.vn


Khuyến công Đắk Lắk: Tăng cường hỗ trợ phát triển công nghiệp ở những vùng kinh tế khó khăn.       

Với vai trò hỗ trợ, tư vấn phát triển công nghiệp nông thôn, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã và đang là “bạn đồng hành, người hỗ trợ” cho hàng trăm cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh vượt khó vươn lên và đạt được kết quả trong phát triển của đơn vị.

Khuyến công Đắk Lắk: Tăng cường hỗ trợ phát triển công nghiệp ở những vùng kinh tế khó khăn.       

Những năm gần đây, thực hiện các chương trình khuyến công, tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, nhiều cơ sở chế biến nông lâm sản, thực phẩm, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng... được mở rộng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, nhất là với lao động là người dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt vùng nông thôn.
Các cơ sở sản xuất đã có điều kiện để đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm công lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đồng thời, giúp các doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng và quan tâm hơn đến các hoạt động xúc tiến thương mại.

Thông qua hoạt động tuyên truyền, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận được chính sách và mạnh dạn xây dựng các đề án để phát triển sản xuất cho cơ sở, đơn vị mình.

3 3

        Tuy đã và đang thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ khuyến công, song trong quá trình thực hiện hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, như: Việc hỗ trợ các đề án đầu tư, phát triển sản xuất, ứng dụng, cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, do nguồn vốn hạn hẹp. Hơn nữa, các cơ sở công nghiệp nông thôn nằm rải rác ở các huyện và nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính hạn chế nên khó chuyển đổi và ứng dụng công nghệ vào sản xuất... Do đó, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.
        Mặt khác, công tác khảo sát, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và khả năng xây dựng, lựa chọn các đề án khuyến công có tính khả thi còn ít về số lượng và chưa có kế hoạch hỗ trợ đồng bộ, chuyển tiếp và nhân rộng sau khi thực hiện các đề án. Quy mô các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn là vừa và nhỏ, chậm đổi mới ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, phương thức sản xuất, kinh doanh, kéo theo hoạt động khuyến công còn hạn chế trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất.
        Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn hướng tới tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho các chương trình, dự án phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm thuộc chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, mũi nhọn; hỗ trợ cho chương trình triển khai tại các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số …
        Tiếp tục hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, nhằm mở rộng và giữ vững thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các hoạt động của trung tâm, qua đó tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết của các doanh nghiệp và có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp phát triển sản xuất./.

Tác giả: Mai Thanh - TTKC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây